Lò vi sóng

1. Lò vi sóng có phải thực hiện việc nối đất không ?

Nối đất là điều bắt buộc.
Khuyến cáo với tất cả thiết bị dùng trong nhà bếp cũng cần phải nối đất như (lò vi sóng, bếp từ…)

2. Lò Vi sóng cho chạy không tải thì có gây hỏng máy không?

Không được phép cho lò vi sóng chạy không tải, nếu để máy chạy không tải có thể gây nứt, nóng chảy đĩa xoay

3. Hướng dẫn khóa trẻ em ở lò vi sóng ?

Nhấn nút START nhanh 3 lần để khóa.
Nhấn nút STOP nhanh 3 lần để mở khóa.

4. Ưu và nhược điểm của lò cơ và lò điện tử ?

Lò vi sóng cơ :
*Ưu điểm : Lò vi sóng là cơ có giá thành rẻ hơn, dễ sử dụng hơn, dễ sửa hơn...
*Nhược điểm : Ít chức năng.
Lò điện tử :
Ưu điểm : Nhiều chức năng, nhiều công nghệ, kiểu dáng sang trọng…
Nhược điểm : Giá thành cao, sửa chữa phức tạp.

5. Lò vi sóng đã nấu xong nhưng quạt vẫn còn hoạt động ?

Đây là hiện tượng bình thường, một số lò vi ba, quạt sẽ tiếp tục hoạt động khoảng 1 phút để làm nguội đèn phát vi ba, thời gian này sẽ lâu hơn nếu trước đó lò vừa hoạt động thời gian dài.

6. Công nghệ Inverter vận hành như thế nào ở lò vi sóng ?

Lò vi ba thông thường đóng ngắt nguồn điện ra đèn vi ba để kiểm soát nhiệt độ nấu.
Lò Inverter kiểm soát công suất nhờ thay đổi liên tục độ rộng tín hiệu tần số cao cho đèn vi ba.

7. Khi đang vận hành, lò vi sóng có thể gây nhiễu cho các sản phẩm điện tử khác không ?

Lò vi sóng hoạt động có thể gây nhiễu cho các thiết bị khác.
do đó nên đặt lò cách xa tivi hoặc radio và các thiết bị không dây

8. Khi ngắt điện, các chức năng cài đặt sẵn có bị hủy bỏ không ?

Khi mất nguồn điện, tất cả cài đặt bị xóa, phải bắt đầu lại.

9. Có thể bỏ 1 chấu trong giắc cắm 3 chấu lò vi sóng không ? vì ổ cắm chỉ có 2 đầu vào ?

Chấu cắm giữa là dây nối đất cho vỏ lò.
Nếu hệ thống điện trong nhà không có dây nối đất tại ổ cắm, có thể bỏ chấu này.
Tuy nhiên nối đất là quy định an toàn bắt buộc cho thiết bị nhà bếp, nên cần thực hiện nối đất.

10. Sử dụng lò vi sóng như thế nào để đảm bảo an toàn ?

1. Không sử dụng lò khi cửa xộc xệch, đóng không khít. Không nấu thức ăn đóng kín (hộp, trứng, xúc xích…)
2. Không để lò chạy không tải. Không cho vật có kim loại vào lò. Theo dõi thức ăn khi đang nấu.
3. Không cho giấy, bao bì có dầu mỡ vào lò (có thể bốc cháy)
4. Sử dụng ổ cắm điện chắc chắn và đúng chuẩn. Nối đất lò vi ba.

11. Xử lý thế nào khi thấy tia lửa trong lò vi sóng đang vận hành ?

Ngưng lò lập tức và kiểm tra có vật kim loại trong lò không.
Vật kim loại có thể là thìa muỗng, viền mạ kim đồ sành sứ, hộp thiếc, giấy nhôm v.v.
Nguyên nhân nữa có thể do thành lò bẩn, các vết bám quá nóng bốc cháy, hoặc thành lò có vết thủng do rỉ sét hoặc tia lửa điện đánh vào.

12. Chức năng đối lưu của lò vi sóng hoạt động như thế nào ?

Khi lò vi sóng hoạt động nướng đối lưu thì một quạt trên nóc hoặc thành lò sẽ thổi khí nóng luân chuyển
trong khoang lò để thức ăn chín và vàng đều.

13. Có tiếng nổ lộp bộp khi sử dụng ?

1. Các bọt khí trong thức ăn nổ vỡ ra khi nóng sôi => Hiện tượng bình thường 
2. Có vật kim loại trong lò gây đánh lửa (thìa muỗng, viền mạ kim trên chén dĩa v.v…) 
3. Lò quá bẩn, cần lau chùi khoang lò thật sạch

14. Những lưu ý quan trọng về vị trí đặt lò ?

1) Nơi thoáng, chừa khoảng cách xung quanh, không che chắn các lưới thoát nhiệt trên và sau lò.
2) Đặt lò gần ổ cắm điện chính, không dùng ổ cắm kéo dài.
3) Tránh nguồn phát nhiệt, tránh nơi ẩm ướt, văng nước…

15. Có thể đặt điện thoại vào trong lò vi sóng để kiểm tra rò rỉ sóng vi ba được không ?

Việc dùng điện thoại di động để kiểm tra rò rỉ sóng vi ba là không đúng, đây chỉ là thông tin lan truyền trên Internet, không được công nhận bởi các tổ chức đo kiểm.
Muốn kiểm tra mức độ rò rỉ sóng vi ba thì phải dùng thiết bị chuyên dụng – microwave detector, và luôn có quy định về mức tối đa cho phép rò rỉ là bao nhiêu.
Bất kỳ lò vi ba nào trên thị trường nếu đặt điện thoại bên trong vẫn nhận và thực hiện cuộc gọi bình thường.
***Giải thích về cách ngăn sóng vi ba.
Để ngăn sóng vi ba lọt ra ngoài lò vi ba, về cơ bản thì khoang (vách) lò phải là kim loại, đây chính là “lồng Faraday”.
Muốn quan sát được hoạt động bên trong khoang lò, thì cửa lò phải được thiết kế kết hợp giữa kính và lưới kim loại có lỗ, với kích thước các lỗ phải nhỏ hơn bước sóng của sóng vi ba (nhìn kỹ trên cửa lò sẽ thấy lưới các lỗ này).
Tần số của sóng vi ba là 2450 MHz, tương ứng với bước sóng khoảng 12,2 cm. Bước sóng này dài hơn khe hở của cửa lò và đường kính các lỗ tròn trên lưới của cửa lò nên sóng vi ba về lý thuyết không thể lọt qua được.
Sóng vi ba chỉ lọt ra ngoài nếu khoang lò bị thủng có kích thước lớn hơn bước sóng ở trên.
Tuy nhiên, không bao giờ có chuyện ngăn chặn được hoàn toàn sóng vi ba lọt ra ngoài. Người ta quy định, sóng vi ba không được vượt quá 5mW/cm2 ở bất kỳ điểm nào trên bề mặt xung quanh lò, tại khoảng cách khoảng 5cm từ bề mặt. Năng lượng vi ba nhỏ hơn mức 5mW/cm2 sẽ không gây ảnh hưởng đến con người (nằm trong tiêu chuẩn cho phép).
Để đo được giá trị này, phải dùng máy đo chuyên dụng (microwave detector), có độ nhạy cao chứ không phải dùng một cái điện thoại để kiểm tra.
Lò vi ba của các hãng nói chung và của Panasonic nói riêng đều được thiết kế chặt chẽ để giảm thiếu sự rò rỉ sóng vi ba ra ngoài bằng các công-tắc cửa: cửa phải được đóng kín hoàn toàn thì đèn phát vi ba mới hoạt động.
Tóm lại, trừ phi khoang lò bị thủng quá to (lớn hơn 12,2cm) thì mới bị rò rỉ sóng vi ba gây nguy nhiểm cho con người.