Đúng người đúng việc
Người thợ mộc giỏi có thể “đọc vị” được từng mẩu gỗ để đạt đến hiệu quả cao nhất. Điều này cũng là chân lý trong việc dùng người.
Kỹ thuật ghép mộc tinh xảo của người Nhật là điều sẽ khiến bạn không thể rời mắt khỏi khi chiêm ngưỡng kiến trúc Nhật cổ. Bạn có thế thấy chúng ở các ngôi đền, chùa , cũng như các kiến trúc mang phong cách Sukiya (kết hợp giữa Phòng trà và Đại sảnh) mà có thể thấy ở nhiều ngôi nhà hiện đại ngày nay.Những người thợ cả Nhật Bản vẫn rất đề cao kỹ thuật ghép mộc mà không cần sử dụng đến đinh, ốc vít hay đòn chêm kim loại nhưng xà và cột vẫn được kết nối với nhau hoàn toàn chắc chắn.
Nhờ có phương pháp này, những kiến trúc nhà gỗ thuộc hàng cổ nhất thế giới tại Nhật vẫn còn đứng vững trong hơn 1000 năm qua, bất chấp những trận động đất dữ dội hay những cơn bão nhiệt đới khắc nghiệt. Trong số đó, lâu đời và nổi tiếng là ngôi chùa Horyuji, toạ lạc tại cố đô Nara, phía nam Kyoto.
Đọc Vị Từng Mẫu Gỗ
Như một người thợ mộc giỏi có nói, kỹ thuật ghép mộc cần người thợ mộc phải biết cách “đọc” xu hướng các thớ gỗ sẽ bị cong vặn đi theo hướng này hoặc hướng khác, khuynh hướng này sẽ không mất đi kể cả khi gỗ đã được sấy khô.
Để đảm bảo mối ghép có thể trường tồn, người thợ phải kết hợp 2 miếng gỗ sao cho sự cong lệch được triệt tiêu và giảm thiểu xuống nhỏ nhất. Kỹ thuật sử dụng đúng miếng gỗ vào đúng chỗ được gọi là “tekizai tekisho”. Bí kíp đặc biệt này đã được lưu truyền từ những người thợ thầy đến các thợ học việc qua hàng thế kỉ.
Ngôi đền chính là một ví dụ điển hình của nghề mộc truyền thống.
Mặc dù “tekizai tekisho” vốn là một cụm từ chuyên môn trong nghề mộc, ngày nay, nó được sử dụng phổ biến với ý nghĩa “ dùng đúng người đúng chỗ”. Cũng giống mỗi miếng gỗ có một xu hướng khác nhau, mỗi cá nhân đều có những thói quen và khả năng riêng biệt.
Người thợ cả, bởi vậy, phải là người gánh lấy trọng trách làm sao để phát huy tối đa năng khiếu của mỗi người thợ. Trong tiếng Anh có một câu thành ngữ “Go against the grain” (Đi ngược lại bản chất) cũng vốn là một khái niệm trong nghề mộc, nhưng được dùng rộng ra với nghĩa về con người. Để tận dụng được sức mạnh của thiên nhiên, ta phải thuận theo, chứ không phải chống lại những gì vốn có.
Nhận thức được rằng “Tự nhiên là chân lý”, người thợ cả chắc chắn rằng sử dụng đúng khả năng mỗi người thợ cho từng việc sẽ tối ưu hóa các mối ghép trong xây dựng.
Chân lý cổ xưa này – là hiện thân của sự hoà hơp các cá thể theo tinh thần Nhật Bản – có thể giúp chúng ta đạt được những thành tựu to lớn trong thế kỉ 21, cũng giống như cách mà nó đã giúp người Nhật tạo nên những kiệt tác kiến trúc xưa kia.
Người Nhật đã làm thế nào để đưa ra khái niệm này và áp dụng nó vào kỹ thuật TV? Cùng tìm hiểu tại đây.